Thứ hai, 20/05/2024,

Hỗ trợ trực tuyến

  Yahoo   Skype
.....Hotline..... 0917.309.859

Thông tin thống kê

Thành viên online :   0
Khách online :   114
Tổng lượt truy cập :   1618568

Thông tin tiện ích

Thông tin cập nhật

Tìm hiểu về hồi ký của Chủ Tịch tập đoàn Samsung HỒ NHAM tự truyện

Thứ năm, 30/11/2023, 15:22 GMT+7

Mình rất thích đọc và dịch hồi ký của những nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc. Sau Không bao giờ là thất bại của ông Chung CHu Yong tập đoàn Huyndea, rồi Không có gì là huyền thoại của Tổng thống Lee Myong Bak, rồi Tiền là bông hoa xinh đẹp của chủ tịch Mirea Asset v..
 
Mình quan tâm nhất vẫn là quyển Hồ nham tự truyện của người sáng lập tập đoàn Huyndea, một tập đoàn hùng mạnh trên toàn cầu. Đúng là mỗi người sinh ra một hoàn cảnh, nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm thì họ luôn thành công.
 
Quyển sách này đã được xuất bản ở HQ, trích dịch cho các bạn đọc cho vui nhé.
Tìm hiểu về Hồi ký của Chủ tịch tập đoàn Samsung: Hồ Nham tự truyện.
 
Mình rất thích đọc và dịch hồi ký của những nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc. Sau Không bao giờ là thất bại của ông Chung CHu Yong tập đoàn Huyndea, rồi Không có gì là huyền thoại của Tổng thống Lee Myong Bak, rồi Tiền là bông hoa xinh đẹp của chủ tịch Mirea Asset v..
 
Mình quan tâm nhất vẫn là quyển Hồ nham tự truyện của người sáng lập tập đoàn Huyndea, một tập đoàn hùng mạnh trên toàn cầu. Đúng là mỗi người sinh ra một hoàn cảnh, nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm thì họ luôn thành công.
 
Quyển sách này đã được xuất bản ở HQ, trích dịch cho các bạn đọc cho vui nhé.
-------
CHƯƠNG 2: XUẤT PHÁT BẰNG NGHỀ XAY XÁT LÚA  VÀ KINH DOANH VẬN TẢI  
 
Một cá nhân dù có giàu đến mấy đi nữa nhưng xã hội vẫn nghèo đói thì cá nhân đó cũng không thể đảm bảo được hạnh phúc. Kinh doanh chính là làm lợi cho xã hội, và vì vậy trong kinh doanh cũng có tính xã hội, những doanh nghiệp thực hiện các kinh doanh là một sự tồn tại mang tính xã hội. 
Tôi là người đã trực tiếp chứng kiến hình ảnh bi thảm của một đất nước nghèo đói, thấm thía nỗi đau phải cuốn vào vòng xoáy lịch sử từ khi được giải phóng khỏi Nhật cho đến cuộc biến loạn ngày 25 tháng 6 và cải cách quân sự ngày 16 tháng 5. Tôi cũng chính là người bị tịch thu tài sản với tội danh   làm giàu bất chính. Thậm chí tôi từng bị giam cầm và rất nhiều lần phải chứng kiến vận mệnh của Samsung bị lung lay và.  
Tôi đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn , cố gắng hết sức mình xây dựng lên từng kế hoạch kinh doanh mới, thành lập doanh nghiệp, thành lập nhà máy.
Bốn mươi năm trôi qua, trải qua rất nhiều khó khăn và hôm nay tôi mới thấm thía câu dạy của tiền nhân “Đừng để công việc chi phối mình, hãy chi phối công việc”. Có thể hơi quá lời nhưng những lời dạy đó chính là phương châm kinh doanh mà tôi đã kiên trì trong suốt thời gian vừa qua.
Tại thời điểm quyết tâm kinh doanh trong một khoảnh khắc giữa đêm trăng ấy, tôi dù chưa có đủ niềm tin và sự chắc chắn vào việc sẽ làm nhưng sau khi suy nghĩ rất nhiều về điều kiện xã hội, tôi chỉ muốn kinh doanh và thử sức trong kinh doanh.
Sau khi quyết tâm, một ngày nọ, tôi đem câu chuyện đó nói lại với cha tôi. Cha tôi nói:
“Cha cũng đang định chia khoảng ruộng có thu hoạch khoảng 300 thạch/ năm làm tài sản cho con. Nếu đó là việc con cảm thấy làm được thì hãy quyết đoán mà làm thôi.”
Tôi vô cùng biết ơn về lời nói của cha, 300 thạch đến ngày nay tính ra đơn vị tiền mặt cũng không thể biết chính xác là bao nhiêu, chắc chắn là đủ ăn đủ mặc nhưng để làm nguồn vốn kinh doanh thì có lẽ vẫn còn thiếu rất nhiều.
Tôi bắt đầu tìm hiểu kinh doanh với một nguồn tài chính nhỏ trong tay. Tôi nghĩ nên đặt trụ sở ở Seoul vì nơi đó đông người và phạm vi cơ hội ngành nghề khá đa dạng, mọi việc có thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên, từng ấy tiền làm vốn thì không đủ. Tôi đã tìm hiểu làm ở Daegu, Busan, Bình Nhưỡng được hay không nhưng cả 3 đô thị này đều bị người Nhật đều nắm hết thương quyền lớn. Với năng lực và nguồn vốn hiện có, tôi không có chỗ để chen chân vào.
Vì những lí do như vậy mà tôi đã chọn Masan, quê hương của tôi. Ngày nay, Masan là khu công nghiệp xuất khẩu lớn gồm các khu chế xuất tự do và khu công nghiệp máy móc Changwon. Nhưng thời đó, nó chỉ là một khu đô thị thanh bình, khí hậu ôn hòa và có nguồn nước rất trong.
Thành phố Masan là nơi tập trung tất cả nông sản của cả vùng Cheon Nam, lượng gạo tập trung ở đây một năm lên đến vài triệu thạch và được dùng để xuất khẩu sang Nhật. Ngược lại, ở Masan, người ta nhập từ Mãn châu các loại lương thực như đậu, cao lương, vì  thế, vòng vốn là rất lớn.
Tôi biết năng lực xay xát gạo ở khu vực này là khá thấp. Những trạm xát gạo do Nhật Bản kinh doanh có quy mô khá lớn nhưng của người Hàn Quốc thì rất nhỏ. Các chủ gạo phải trả tiền trước và phải chờ trong một thời gian khá lâu mới được xay, bên trong nhà máy chì lúa chất đống chờ xayTôi nghĩ ngành xay xát gạo sẽ phù hợp và nếu làm quy mô lớn nhất ở Masan thì sẽ thành công. Tôi tin tưởng chắc chắn như vậy và đề nghị cùng kinh doanh với anh Cheon Yong Hyun và anh Park Cheon Won, vốn là những người bạn có mối thâm giao với gia đình tôi. Đúng lúc đó, hai người cũng đang tìm kiếm xem có gì hay để làm không. Ý kiến của ba chúng tôi là như nhau và chúng tôi sẽ bỏ ra mỗi người 10,000 won.
“Người Triều Tiên không có tính đoàn kết, đừng bao giờ chờ đợi họ làm việc chung với nhau.”
Thời ấy người Nhật Bản coi thường người Hàn Quốc  đến mức như thế . Lí do tôi quyết tâm làm chung một phần là vì tiền vốn, nhưng cũng một phần vì muốn xóa bỏ sự coi thường này.
Mùa xuân năm 1936, tôi chuẩn bị một khu đất ở phía bắc Masan cùng với các loại máy móc, xuất phát với tên gọi là Trạm Xay xát Đồng tâm, với ý nghĩa chúng tôi quyết tâm sẽ cùng nhau làm việc hết mình. Khi ấy, tôi 26 tuổi. 
Với việc xây dựng nhà máy gạo lớn nhất ở Masan thì nguồn vốn 30,000 won là không thể đủ. Tôi đã đến tìm ông Hirata, giám đốc chi nhánh ngân hàng Siksan ở Masan, và đặt vấn đề vay vốn. Đó là tiền thân của ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc hiện nay. 
Tôi cứ nghĩ nếu mọi thứ đảm bảo và kế hoạch kinh doanh tốt gì thì chắc là sẽ không có khó khăn gì. Nhưng ông giám đốc chi nhánh đã hỏi tôi rất nhiều câu rất vô lý, chẳng hạn như lý do giá lương thực thay đổi là gì, ông đánh giá thế nào về thị trương lương thực của Nhật Bản,...
Tôi cảm tưởng như ông ta đang muốn thử mình nên cảm thấy rất khó chịu nhưng vẫn cố nhẫn nại và trả lời rất rõ ràng. Cuối buổi thì ông giám đốc chi nhánh tỏ nét mặt hài lòng và thông báo “Tôi biết rõ rồi, tôi sẽ tiến hành điều tra trong thời gian sớm nhất và cho anh vay vốn.” Thế là việc vay vốn sắp được thực hiện.
Và dự án đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh của tôi đã bắt đầu như thế.
Về sau, ông giám đốc chi nhánh Hirata rất tin tưởng tôi và đã hỗ trợ tôi hết mình trong mọi công việc. Chẳng bao lâu sau, ông ấy lên Seoul và phụ trách một số công việc rất quan trọng ở đó rồi về hưu. Rất lâu sau ngày giải phóng, tôi mới gặp lại ông khi tôi sang Nhật với tư cách là thành viên đoàn khảo sát kinh tế Hàn Quốc.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, ông chuyển sang làm luật sư nhưng cuộc sống của ông không dư giả cho lắm. Tôi vẫn nhớ cảnh ông vui mừng đến chảy nước mắt khi gặp lại tôi. 
Năm 1936, khi tôi bắt đầu ngành xay xát cũng là năm Nhật Bản tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, và đó cũng là năm thứ tư sau sự kiện Mãn châu dẫn đường cho việc xâm lược đại lục. Đó là khoảng thời gian chiến tranh Trung – Nhật trở thành chiến tranh Thái Bình Dương.
Dưới sự thống trị của Nhật Bản, Hàn Quốc đã trở thành trung gian của cuộc tấn công xâm lăng của Đại lục, Hàn Quốc đã phải trải qua rất nhiều đau thương, đặc biệt cuộc sống của nông dân rất bi thảm. 
Sự tang thương đó được ghi chép rất tường tận trong tài liệu của Phủ Thống đốc Triều Tiên thời ấy. Để xác lập mối quan hệ sở hữu đất đai mang tính thực dânvới Hàn Quốc, ngay sau khi sát nhập với Hàn Quốc năm 1910, Nhật Bản đã bắt tay vào điều tra đất đai. Đến năm 1928, khi họ kết thúc công việc cũng là lúc một lượng đất đai vô cùng lớn đã trở thành tài sản của Phủ Thống đốc Triều Tiên. 
Nếu dựa vào số liệu thống kê năm 1930, thì diện tích rừng và đất canh tác do tổng đốc Triều Tiên sở hữu là khoảng 8,8 triệu đinh bộ, tương đương 40% đất đai cả nước. Họ bán số đất đai này với giá rất rẻ thậm chí chẳng khác gì cho không cho công ty trồng trọt Dong Yang, một công ty đất đai Nhật Bản và cho dân Nhật di dân sang Hàn Quốc. Người dân dã bị cướp hết đất đai , thứ họ quý trọng như mạng sống của mình. 
Sự chi phối sản xuất dựa theo đồng vốn của Nhật Bản không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn đến cả lĩnh vực khai khoáng. Sự phẫn nộ của người dân phát triển thành phong trào chống Nhật, các nhà máy của Nhật liên tục xảy ra hiện tượng đình côngChúng tôi bắt đầu công việc của mình trong tình trạng lộn xộn, nhưng thực sự ngành xay xát gạo đơn giản và cũng có giới hạn của nó. Thời ấy, giá gạo được quyết định bởi các trạm xay xát lúa gạo ở Incheon. Ccác doanh nghiệp thường căn cứ vào giá thị trường tại Incheon để giao dịch theo chế độ giao hàng trước bằng niềm tin.
Ban đầu, tôi nghiên cứu tập trung vào ngành xay xát lúa gạo vì mục đích chính của tôi là làm thế nào để đảm bảo cho máy móc không nghỉ . Nhưng kết quả là sau 1 năm, 2/3 số vốn đã bị thâm hụt.
Anh Park, người cùng bỏ vốn với chúng tôi, đã đề nghị giải thể. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng, một khi đã bắt đầu thì không thể để những khó khăn làm ta thất bại. Anh Jung, người cùng bỏ vốn với tôi cũng cùng ý kiến như thế,   chúng tôi hứa với anh Park như sau:
“Nhà máy sẽ vận hành thêm một năm nữa. Nếu tiếp tục lỗ, chúng tôi sẽ hoàn trả lại đầy đủ tiền cho anh Park. Nếu có lãi, chúng tôi sẽ trả thêm cả tiền lãi.”
Kết quả phân tích nguyên nhân gây lỗ là do tâm lý đám đông. Khi giá gạo lên, người ta mua còn khi giá gạo xuống, người ta bán. Vì thế, chúng tôi đã thay đổi chiến thuật 180 độ, khi gạo lên chúng tôi bán còn khi giảm chúng tôi mua. Kết quả là đã thành công và khi kết toán, ngoài tiền vốn 30,000 chúng tôi còn lời thêm 10,000 won. Chúng tôi đã giữ được lời hứa với anh Park.
Thời ấy ở Masan, phương tiện vận tải vật tư rất thiếu thốn. Ngoài việc vận tải gạo cho nhà máy, chúng tôi muốn thành lập một công ty vận tải độc lập. Thật may, thời điểm đó có một người Nhật muốn bán công ty vận tải tên là “Công ty ô tô Mặt trời mọc” . Tôi đã mua luôn công ty đó vì họ đang có 10 chiếc xe tải, tôi mua thêm 10 chiếc xe mới và điều hành công ty vận tải với qui mô 20 chiếc xe tải loại lớn. 
Thời ấy, giá một chiếc ô tô bằng với một chiếc máy bay bây giờ. Dự tính kinh doanh của chúng tôi chính xác đến 100% thế nên chúng tôi đã tích cực làm việc với tinh thần phơi phới.
Sau khi giao cho anh Chin Yong Ju hai công việc này quản lý, thời gian và tiền bạc còn lại, tôi lại bắt đầu vào ra mấy quán ăn chơi.
Thời ấy, ở Masan có khoảng 3,4 quán ăn chơi do người Hàn Quốc, 5,6 quán ăn chơi của người Nhật làm chủ, tôi là khách quen của tất cả bọn họ. Tôi quen mặt tất cả 80,90 cô kỹ nữ gồm cả người Hàn lẫn người Nhật. Tôi không thích rượu, nhưng có lẽ thích tham gia cho vui.
Vào một đêm nọ, tôi cho tập trung tất cả những kỹ nữ ở Masan về một nơi . Hôm đó viên cảnh sát trưởng tỉnh Kyong Sang Nam là người Nhật có việc đến Mansan, viên cảnh sát trưởng Masan là người Nhật bản   đã chuẩn bị yến tiệc tiếp khách nhưng không có kỹ nữ phục vụ nên yêu cầu nhường cho ông ta 4,5 người, nhưng tôi im lặng. Cũng giống như thường lệ, giọng nói của cảnh sát Nhật đầy tính ép buộc, thế nên tôi lại càng cảm thấy khó chịu. 
Sau sự kiện này, giới cảnh sát càng có ác cảm với tôi. Vì thế, khi tôi xin thay đổi tên công ty vận tải thì đã bị họ trả thù bằng cách cố tình kéo dài thời gian cấp phép.
Có lẽ cảm giác trống trải vì sinh ra ở một đất nước thực dân đã trở thành nguyên nhân khiến tôicứ tới lui những quán ăn chơi. Trong những cô gái sống bằng tiền tip của khách, có không ít cô giỏi hát, múa và giỏi chơi nhạc cụ. Có lẽ trong thời kỳ này, sở thích âm nhạc truyền thống đã thấm vào trong tôi, và vì thế, sau này tôi đã đóng góp phần phát triển nền âm nhạc truyền thống quốc gia. Việc vui vẻ với những cô gái ấy cũng là một niềm an ủi.
Năm 1955, tôi đóng góp một số tiền quỹ cho chuyên gia âm nhạc Park Bong Hyun và xây dựng phong trào chấn hưng âm nhạc truyền thống chính là việc làm đầu tiên của tôi. Tôi đưa âm nhạc truyền thống thành một chương trình lớn của đài truyền hình TBC và sau đó là tài trợ cho Quỹ văn hóa Samsung.
 
Ngày nay, âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được rất nhiều người trên thế giới yêu thích và tôi rất vui vì điều này.

Người viết : admin